Tháp Đôi là một trong ít cụm Tháp Chăm còn lại ở Bình Định, vết dấu di tích kiến trúc văn hóa Chăm pa mang màu sắc tôn giáo đặc sắc. Nếu đã đến Quy Nhơn, đừng để lỡ cơ hội được mục sở thị những gì xưa cũ đẹp đẽ còn giữ lại đến ngày nay
(Insta @Yyen2712)
Từ Quy Nhơn có thể đi ô tô hoặc xe máy đến Tháp Đôi thuộc phường Đống Đa thành phố tầm 10 phút, nếu theo hướng quốc lộ 19, đi từ Cầu Đôi về hướng thành phố khoảng 650m, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy Tháp Đôi ở phía bên tay trái,
(@mineys_vp89)
Tháp Đôi có tên gọi khác là Tháp Hưng Thạnh, tháp nằm trong khuôn viên rộng có thảm cỏ xanh và hàng cây rợp bóng với tổng diện tích khoảng 6.000 m2
(mingmmeo)
Đây là công trình tôn giáo của người Chăm, nên có kiến trúc khá độc đáo, từng đường nét nghệ thuật tinh xảo, gồm hai tháp: Tháp lớn cao khoảng 20m, Tháp nhỏ cao 18m nằm liền kề nhau
Tháp Đôi được xây bằng gạch nung xếp khít với nhau với một thứ chất kết dính đặc biệt, mà đến bây giờ các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được lời đáp về kỹ thuật kỳ bí này của người Chăm. Cấu trúc tháp gồm 2 phần chính: Chân tháp- khối đá và phía trên là gạch xếp chồng lên nhau một cách vững chãi, góc cạnh của tháp có nhiều họa tiết uyển chuyển thể hiện sinh động con người và cuộc sống Chăm pa thời xưa- như hình vũ nữ, chạm khắc các tượng thần, hay chim thần Garuda theo tín ngưỡng cổ, mang đậm bản sắc dân tộc về nền văn minh Vương quốc Chăm pa
(@hemtohem , @futurakura)
Nhìn lên cửa tháp cao vút như những mũi lao sắc nhọn, đứng trong lòng tháp mà tưởng như thấy cả “vũ trụ bao la”.
(@pathsunwritten)
Bên trong lòng Tháp Đôi có cối đá xay bột gạo ngày xưa, từng đường nét tinh tế bằng thủ công, đều đặn và uốn lượn, làm nên sự tỉ mỉ của người Chăm sẽ khiến bạn cảm thấy thực sự bị cuốn hút và tò mò về hành trình làm nên tác phẩm này.
Nếu như để ý kỹ du khách tới đây sẽ thấy được sự khác nhau trên họa tiết của 2 ngôi tháp, 1 bên là hình vũ nữ được chạm khắc tinh tế, một bên là thể hiện đàn hưu 13 con với nhiều dáng vẻ sinh động và tinh nghịch khác nhau. Nhưng cửa chính cả 2 tháp đều quay về hướng Nam.
(@thanhagay, @maianhhhh)
(@nihaycuoi, @phuongphuong43812)
Nắng len qua tòa tháp, phản chiếu trên gương mặt ai, nếu biết chọn thời điểm đến đây, ngoài được chạm đến kiến trúc đặc sắc dân tộc ngày xưa, nhà mình còn có thể có được những post ảnh xức thần, đẹp lung linh nữa nha!
(@truckhanh , @hoabeuuu)
Đây là những khoảnh khắc bắt được phía sau tòa tháp, thấy rõ đường nét, lối kiến trúc đậm bản sắc dân tộc. Người Chăm pa cổ thể hiện cuộc sống, nét văn hóa của họ trên từng chi tiết công trình, hết sức sinh động và kì bí
Ai đó đã nói "Gương mặt của Quy Nhơn là biển, cốt cách của Quy Nhơn là võ cổ truyền, tâm hồn Quy Nhơn là đồi Thi Nhân nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử yên nghỉ và lịch sử Quy Nhơn chính là di tích Tháp Đôi”( ST). Nếu đã đến Quy Nhơn, nhớ tới đây và cảm nhận chút văn hóa còn lại của thời đại ngày xưa, để nắm giữ những gì tốt đẹp nhất cho sau này.
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Foody.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Foody.vn
-Leo-