Ăn uống
{{FilterCount}}
Bộ lọc
Từ khoá đã tìm
Hơn 3 tháng chưa có tương tác mới tại địa điểm này, bạn hãy liên hệ để kiểm tra lại trước khi đến!
Tháp Nhạn Phú Yên

Tháp Nhạn Phú Yên

- Khách du lịch
8.1
Vị trí
7.9
Chất lượng
7.8
Giá cả
7.6
Không gian
7.1
Phục vụ
7.7
11
Bình luận
Đang mở cửa  06:00 - 16:30
{{item.DayOfWeek}}
{{time.TimeOpen}} - {{time.TimeClose}}
Đang cập nhật
Tạm nghỉ {{time.Title}}
Đang cập nhật
Báo lỗi bình luận
Báo lỗi người dùng
  • Đen Hậu
    đã bình luận bằng Android
    8.8
    Trung tâm văn hóa của thành phố Tuy Hòa
    Đã từ lâu, quần thể các kiến trúc Nhạn tháp (tháp Nhạn, đài liệt sĩ và nơi thờ tượng Phật Bà) đã gắn liền với câc hoạt động văn hóa, tâm linh của người dân Tuy Hòa, dù già hay trẻ, gái hay trai. Hình ảnh núi Nhạn- sông Đà (Đà Rằng) đã trở thành biểu tượng của cả tỉnh Phú Yên và suất hiện trong rất nhiều logo của các đơn vị trong đó có trường đại học Phú Yên. Hàng năm, cứ vào Rằm tháng Giêng người dân lại náo nức rủ nhau lên đây để ngâm thơ và được nghe ngâm thơ ở lễ hội Đêm Thơ Nguyên Tiêu. Núi Nhạn còn là địa điểm trình diễn các tiết mục văn nghệ phục vụ người dân và đặc biệt là màn bắn pháo hoa đầy màu sắc trong thời khắc giao thừa. Từ trên Núi Nhạn chúng ta có thể có một bức ảnh toàn cảnh của thành phố Tuy Hòa và các vùng lân cận, đặc biệt là sông Chùa (dưới chân núi) uốn lượn theo bờ Ngọc Lãng trước khi nhập lại với Đà Rằng rồi cũng nhau luồn đươi chân cầu Hùng Vương để về lại với biển. Ngoài bổ sung những món ăn tinh thần cho người dân Tuy Hòa, núi Nhạn cũng là địa điểm giúp họ tăng cường sức khỏe. Đi bộ hay chạy lên núi là một hoạt động rất phổ biến vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối vừa giúp cải thiện sức khỏe vừa tranh thủ ngắm bình minh hoặc thành phố lung linh về đêm. Có 2 đường chính dẫn lên núi, đường bậc thang và đường xe cơ giới, xe máy và oto 16 chổ có thể chạy thẳng lên đỉnh rồi gởi xe máy 3k ở mấy chú dân phòng nên cũng an tâm. Khách nên đem theo nước uống hoặc mua nước ở mấy quán dưới chân núi với giá khá rẻ. ...Xem thêm
  • linhlinh21
    đã bình luận bằng Android
    8.2
    Tháp Nhạn Phú Yên
    Giữ xe có 3k, ngay trong trung tâm thành phố, phía sau tháp có chỗ thờ quan thế âm nữa, đường cũng dễ tìm dễ đi ...Xem thêm
  • Emily Lê
    đã bình luận bằng Web
    7.4
    THÁP NHẠN-PHÚ YÊN
    -Tháp Nhạn trong tiếng Ê-Đê và Jarai gọi là tháp KơHmeng là một tháp Champa nằm trên núi Nhạn, thắng cảnh tiêu biểu của Tuy Hòa . Là một tháp Chăm cổ.Tháp Nhạn nằm bên bờ bắc sông Đà Rằng, thuộc phường 1, gần ngay trung tâm thành phố Tuy Hòa. -Tháp Nhạn được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 11, đầu thế kỷ 12. Đến thời kỳ chiến tranh (1945-1954) tháp bị hư hại một số phần. Năm 1960, tỉnh Phú Yên cho tu bổ tháp, hàn gắn những chỗ bị nứt bên trong và ngoài tháp. Năm 1988, Tháp Nhạn đã được công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia. Kiến trúc Tháp Nhạn Tuy Hòa: -Tháp Nhạn được xây dựng trên một khu đất tương đối bằng phẳng, nằm gần đỉnh núi Nhạn. Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, theo mô típ tầng trên là hình dáng thu nhỏ của tầng dưới. Tháp cao gần 24m, mỗi cạnh chân tháp dài 10m. - Nóc của tháp Nhạn gồm nhiều lớp xếp, phần chóp được cấu tạo bằng phiến đá nguyên tảng có hình búp sen cân đều, đó là biểu tượng Linga của người Chăm. Trên đỉnh tháp, bốn mặt đều có bốn cửa sổ giả, tách biệt giữa phần trên và phần dưới. - Cửa chính của tháp Nhạn quay mặt về hướng đông, hình vòm, xây cuốn theo kiểu giật cấp, trụ và xà ngang của cửa là khối đá vôi mềm, dễ đẽo gọt, đục chạm. Mặt tường tháp không trang trí nhiều, góc tháp chỉ có một vài hoa văn hình rồng được chạm khắc cách điệu bằng đá hoa cương. - Bên trong tháp Nhạn, tường xây thẳng đứng cao vút từ phần đế cho đến hết phần thân tháp. Càng lên cao, tường càng thu nhỏ dần, tạo thành hình chóp nón. Lòng tháp không có bệ thờ hay tượng, chỉ có một am nhỏ phía trước để thờ bà Chúa Thiên Y A Na được xây dựng từ thời Hậu Lê. -Vật liệu xây dựng tháp Nhạn đều bằng gạch nung với nhiều kích cỡ khác nhau tùy theo vị trí của từng mảng tường, từng tầng tháp và được xếp liền khít, không thấy mạch hồ song kết dính rất vững chắc. Những hàng gạch bên trên hơi lùi vào so với hàng gạch bên dưới cho đến khi khép kín vòm. -Với sự kết hợp hài hòa giữa vật liệu xây dựng, đường nét kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc, đã tạo cho tháp dáng vẻ thanh thoát và thẩm mỹ. Dù trải qua bao năm tháng, tháp Nhạn vẫn sừng sững đứng đó như một chứng nhân lịch sử, lúc trầm mặc dưới mưa bay, khi rực rỡ trong ánh chiều tà, hay lung linh khi màn đêm buông xuống. -- Ngoài ra, vào các dịp lễ tết hàng năm, khu vực tháp Nhạn thường được chọn để tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí. Điển hình, vào các ngày 21-22-23 tháng 3 âm lịch, nơi đây tổ chức Lễ hội vía Bà nhằm tưởng nhớ công ơn của Thánh Mẫu Thiên Y A Na đã cứu dân độ thế. Đặc biệt vào rằm tháng Giêng âm lịch, tháp Nhạn sẽ diễn ra Hội thơ Nguyên tiêu, thu hút đông đảo văn nghệ sĩ và du khách gần xa về dự. -Đặc biệt, dưới chân núi Nhạn về phía tây nam, ven bờ sông Chùa có một tảng đá cao 1,3m, mỗi cạnh rộng 0,9m, dưới chân có chạm hình cánh sen, trên khắc 3 chữ cổ (dạng chữ Phạn) thường gặp ở các tấm bia trụ cột trong các tháp Chăm. Chữ khắc ở 1/3 tảng đá. Có lẽ đây là thư tịch duy nhất ở khu vực tháp còn lưu lại đến nay.Tháp Nhạn là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử cao của người Chăm và đây cũng là một thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Tháp Nhạn đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 16/11/1988. ...Xem thêm
  • 7.0
    Tháp Nhạn Phú Yên
    Đợt mình đi đang có lễ hội nên khá đông, bắt taxi không đủ luôn. Lên đây buổi tối gió rất mát, nhìn được đôi chút thành phố về đêm. Đường lên dốc quanh co. ...Xem thêm
  • 9.0
    Tháp Nhạn Phú Yên
    MÌnh đến đây lúc trời đã tối, tầm khoảng 7h gì đó. Đường lên cũng hơi quanh có và dốc, nhưng cũng không khó đi lắm. Tháp có kiến trúc đặc sắc, vẫn giữ được vẻ cổ kính mặc dù có tu sửa đôi chổ. Nếu đi ban ngày mình nghỉ từ chổ này có thể ngắm được một góc của thành phố Tuy Hòa. Ở trên đây gió rất mát, không gian yên tĩnh, mờ ảo của ánh đèn trông Tháp thật tuyệt. Phía dưới chân đường lên tháp có nhiều quán bánh bèo ăn cũng khá ngon. Nếu có dịp đến Phú Yên bạn nên thử trãi nghiệm. ...Xem thêm
  • 7.8
    Tháp Nhạn Phú Yên
    Tháp nhạn, biểu tượng của phú yên, ai đi du lịch đến đây cũng đều phải ghé đến nơi đây. M chạy từ pleiku xuống phú yên cũng tối lắm rồi, mà tháp vẫn còn mở cửa để vào. Đường lên tháp khá cao và dốc, đi ban đêm phải thật cẩn thận mới đc. Ở đây tốn tiền gửi xe thôi ak, còn có wifi free nữa. Tháp biểu tượng của ng chăm, m đi dọc miền trug đều đã thấy r, mà tháp này m thấy là bự nhất trog mấy cái m đi. Tuyệt vời nhất là từ trên cao nhìn xuống thấy được toàn cảnh phú yên lun, đẹp lắm mà tiếc là dt cùi quá k chụp lại dc ...Xem thêm
  • Linh Linh
    đã bình luận bằng Android
    9.2
    Vẫn còn nguyên màu cổ kính
    Địa điểm này tìm khá dễ và gần trung tâm thành phố. Không mất phí vào, tự do đi lại. Vẫn giữ nguyên được nét cổ kính dù đã có tu sửa. Chụp ảnh check in deep deep cổ kính rất hợp. Mọi người review nên ngắm tháp vào ban đêm khi tháp được lên đèn sẽ lung linh hơn. Thường ngta gửi xe dưới chân tháp 5k, sau khi leo xong quay xuống ăn bánh bèo, bánh xèo, quán đầu tiên khi mình rẽ lối gửi xe lên tháp. ...Xem thêm
  • Han Han
    đã bình luận bằng iPhone
    6.4
    Đẹp, ngay trung tâm tp, tập thể dục được
    Vừa đáp máy bay xuống Phú Yên buổi chiều là buổi tối đi leo Tháp Nhạn ngay. Ăn lót dạ bánh bèo ngay chân núi rồi mua nước mía, sữa đậu nành lấy sức mà leo lên. Tháp Nhạn ko cao lắm nên đi bộ tầm 20p là tới nơi, đường rộng, nhiều người đi tập thể dục lắm, chỉ phải chú ý xe cộ vì nhiều người ko đi bộ mà chạy thẳng xe lên tháp, đa phần xe chạy nhanh và ẩu nên người đi bộ toàn phải tránh. Vì mình đi buổi tối nên tháp được lên đèn nhìn lung linh lắm, ngồi nghỉ mệt chút rồi đi xuống chứ trên đây chỉ có cái tháp là hết rồi. ...Xem thêm
  • 7.0
    Tháp Nhạn Phú Yên
    Đường đi vào Tháp Nhạn từ phía đường Quốc lộ hơi dốc 1 chút nên nếu phi xe máy xuống phải cẩn thận. Dựng xe ở cổng rồi đi bộ vào. Tháp nhạn hiện còn 2 tháp. Đi vào bên trong thì hơi nặng mùi phân dơi và cũng hơi sợ nữa. Xung quanh cỏ mọc cao nên đi hay bị ngứa. Có 2 mô đất nhô lên giữa 2 tháp nhưng mình không dám đứng lên chụp ảnh vì không biết đấy là mô đất hay là mộ nữa. Tháp đax được trùng tu nhưng vẫn còn khá đẹp các đường nét. Đi vào không mất tiền. ...Xem thêm
  • Gemini Star
    đã bình luận bằng Web
    7.0
    Tháp Nhạn Phú Yên
    Xe chạy lên núi bằng đường nhựa, nói núi vậy chứ cũng thấp lắm. Nhìn từ trên cao có thể thấy thành phố Tuy Hòa xa xa. Mình thấy rất nhiều người dân ở đây lên đây hóng gió, sân trên này rộng rãi, hôm mình đi buổi tối có người dân tộc lên biểu diễn nhưng chỉ dừng chân tham quan 30p là đi rồi nên k biết vui cỡ nào. Được nghe HDV giới thiệu về tháp, cho đến nay khoa học vẫn chưa nghiên cứ ra dân tộc Chăm đã xây dựng tháp bằng cách nào mà những viên gạch theo thời gian vẫn không bị rã ra, sau những cơn mưa đều nhanh khô ráo và k bị đống rêu. Dù sau đó tháp đã được phục chế do chiến tranh tàn phá nhưng những viên gạch sau khi xây đều k được như của họ. ...Xem thêm
11 bình luận đã chia sẻ
2 Tuyệt vời
8 Khá tốt
1 Trung bình
0 Kém
Tiêu chí
Vị trí
8.1
Giá cả
7.8
Chất lượng
7.9
Phục vụ
7.1
Không gian
7.6
7.7 điểm - Khá tốt
Thông tin & Bản đồ
Thời gian hoạt động
Đang mở cửa  06:00 - 16:30
Giờ nhận khách cuối
05:00 PM
Thể loại
  • Có chỗ đậu ôtô Có chỗ đậu ôtô
  • Giữ xe máy miễn phí Giữ xe máy miễn phí
  • Có chiếu bóng đá Có chiếu bóng đá
  • Có nhạc sống Có nhạc sống
Đặt bàn
Ngày đến
Giờ đến
Số người lớn
Số trẻ em
Ghi chú đặt bàn
Lưu ảnh vào bộ sưu tập
Cấu hình bộ sưu tập
Cập nhật bộ sưu tập của bạn Tạo bộ sưu tập mới
Cấu hình bộ sưu tập