Cà phê Hè được nhiều người lựa chọn, vì sự độc, lạ nhờ trưng bày đồ “đồng nát”.
Có thể bạn sẽ thích:
- Những quán cà phê Đà Nẵng được lòng cả dân bản địa lẫn du khách
- 11 món nhất định phải thử khi đến Huế
- Những món ăn vặt không quá 5k tại Huế
- (Huế) Ngất ngây thiên đường mắm Huế
-
(Huế) Độc đáo cafe chó đầu tiên của Huế- DOG Coffee
Những ai lần đầu tiên bước chân đến quán cà phê Hè hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những vật dụng được làm từ kỷ vật chiến tranh cùng với đó là lối sắp xếp và bày trí độc đáo. Để mở quán cà phê đặc biệt này, chủ nhân của quán – nghệ sĩ Nguyễn Văn Hè, đã dành nhiều công sức và thời gian để sưu tập phế liệu chiến tranh và sắp đặt theo ý tưởng mà anh đã ấp ủ. Những vật dụng chiến tranh này được mua không chỉ từ Huế, mà từ khắp cả nước.
Sinh ra, lớn lên ở Vinh Ngạn (Phong Xuân, Phong Điền, Huế), nơi có nhiều dấu tích bom đạn, để mưu sinh, từ năm 14 tuổi, anh Hè và nhiều người dân quê đi nhặt phế liệu chiến tranh. Sở thích giữ lại những thứ đặc biệt của chiến tranh đã có trong anh từ đó.
Từ khi mở cửa, quán ngày nào cũng chật kín khách, khách đến quán anh giờ không chỉ là người Việt, rất nhiều người nước ngoài cũng chú ý đến quán. “Những vị khách người nước ngoài, như cựu chiến binh hay những người tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam và nhiều người trẻ cũng tới quán”, anh Hè nói đầy vẻ tự hào.
Trong quán cà phê lạ mắt này, tất cả mọi thứ từ bảng hiệu, chiếc đèn, bàn ghế,… đều được làm từ vỏ bom đạn và các phế liệu chiến tranh.
Khách đến đây đều tỏ ra thích thú khi nhìn ngắm bộ sưu tập máy điện thoại, máy đánh chữ, bình toong, thìa, muỗng…những vật dụng tưởng như chỉ còn là dĩ vãng.
Những bộ bàn ghế độc đáo như thế này được sắp xếp khắp nơi trong quán, phía sau là hệ thống hào thường chỉ tồn tại trên chiến trường.
Những khẩu súng mô hình làm từ giấy một cách tinh xảo, mục đích mang lại cho thực khách những cảm giác thực nhất về một thời chiến trận khốc liệt đã qua.
Quầy bar được dựng giống như một sở chỉ huy ngoài mặt trận
Tại cà phê Hè, tất cả những phế liệu của chiến tranh đều được thay đổi để mang một ý nghĩa khác, không còn là thứ mang đến sự chết chóc, thay vào đó, nó trở thành nơi khơi gợi những hoài niệm.
Quả dù pháo sáng trước đây nó chỉ bắn lóe lên báo hiệu rồi vụt tắt trong chiến tranh, giờ trở thành chiếc đèn chiếu sáng cho không gian sống.
Khách đến quán giờ đây không ít những người trẻ, những người sinh ra khi chiến tranh đã lùi xa hàng thập kỷ. Họ đến đơn giản chỉ vì “ở đây rất lạ, rất khác so với những quán cà phê khác, cả không gian lẫn con người".
Nhiều người đến đây không khỏi bất ngờ khi chủ quán lại là một người trẻ thế hệ 8x.
Anh Hè cho biết, hiện tại, anh đang chuẩn bị những buổi phỏng vấn dành cho hai phóng viên người Mỹ muốn tìm hiểu về quán cà phê đặc biệt này của anh. Anh cũng đã ký hợp đồng với 5 hãng lữ hành để đưa khách du lịch đến tham quan viện bảo tàng thu nhỏ của anh, trong đó đa phần là khách nước ngoài. Muốn đem quán cà phê “độc” này đến với nhiều người hơn, anh Hè dự định trong tương lai sẽ mở thêm một quán tương tự ở trung tâm thành phố.
Mèo Lỳ - Tổng hợp
Nguồn: baomoi