-
9.0Cầu treo sắt Kon Klor✔️Mình ở ks gần đây nên đi bộ ra đây luôn. ✔️Cầu treo có 2 nhịp bắc ngang qua con sông lớn, bình thường cũng ít xe qua lại nên các bạn chụp hình thoải mái nha. Đi xuống phía dưới gầm cầu có rặng xương rồng của nhà dân sống ảo cũng đẹp lắm ------------- Review from Bòn Bon Sicula https://bit.ly/2vrmbs2 ...Xem thêm
-
6.8Cầu Treo KonklorCây cầu sau khi hoàn thành đã nối nhịp đôi bờ sông Đăk Bla, nó không những đưa người dân nơi đây xích lại gần nhau hơn mà còn trở thành điểm du lịch hấp dẫn riêng có của Kon Tum. Khi buổi chiều tà về, trong cái ánh nắng chênh chếch, được ngắm nhìn những chiếc xe bò lững thững chở nặng thóc lúa, ngô khoai từ nương rẫy đi về trên cầu treo Kon Klor; dưới bến sông, vài chiếc thuyền độc mộc khua mái chèo buông lưới đánh bắt cá; dọc bãi bồi ven sông, lũ trẻ con hồn nhiên nghịch ngợm đất cát…, chúng ta không khỏi bị hút hồn với khung cảnh tuyệt vời "làng trong phố" của phố núi Kon Tum. Nếu chưa một lần đến đây, làm sao có thể tin được rằng ở ngay thành phố Kon Tum lại có một nơi có cảnh đẹp làm nao lòng người đến như vậy? Làng Kon Klor được bao bọc bởi những ngọn núi, dòng Đăk Bla thơ mộng với hai bên bờ ngút ngàn màu xanh của những bãi mía, nương khoai. Bên cạnh cây cầu treo vững chãi, phóng tầm mắt nhìn gần có thể thấy thấp thoáng vẻ đẹp của mái nhà rông cao vút của người Ba Na nơi đây ẩn hiện dưới những tán cây gòn – “chứng tích” về tên gọi làng Kon Klor (tiếng Ba Na có nghĩa là làng cây gòn). Tôi nhớ có lần dẫn một đoàn khách đến tham quan, tôi đã được già làng A Bit giải thích về tên làng Kon Klor như vậy. Ông nói, ngày xưa cây cối mọc tự nhiên sao bà con để vậy, cây gòn đặc biệt sinh sôi rất nhanh, dọc 2 bên sông Đăk Bla đoạn qua làng Kon Klor đâu đâu cũng thấy dày đặc. Bây giờ để có đất đai canh tác, bà con dân làng Kon Klor đã chặt bớt. Vì là loại cây thân mềm không thể lấy gỗ để làm nhà cửa nhưng cây gòn cũng gắn bó với đời sống bà con đồng bào DTTS nơi đây: thân cây gòn chẻ nhỏ để làm đế gùi hoặc đẽo đao làm vật trang trí cây nêu trước nhà rông mỗi khi làng có lễ hội, bông gòn dùng để làm gối… Phóng tầm mắt về bên trái chân cầu Kon Klor, du khách còn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những vườn chuối cơm của bà con đồng bào Ba Na. Dù đã 96 tuổi, nhưng mỗi ngày bà Y Bung – chủ nhân của vườn chuối lớn nhất ở vùng này (hơn 100 gốc chuối) - đều dành thời gian để chăm bẵm cho vườn cây của gia đình ...Xem thêm