-
8.2The Royal Palace02.04.2016 Từ khách sạn mình đi sang Hoàng Cung chỉ mất 5 phút chạy xe thôi. HDV đã dặn 15:00 đi vì 16:00 đóng cửa không cho tham quan nữa (thật ra ngoài cổng ghi là 17:00 cơ, và có khuyến cáo cách ăn mặc nữa), thế mà loay hoay chờ người nọ người kia, 15:20 mới đến nơi. Vào một cửa (đối diện Ministry of Justice), ra một cửa (giao điểm của đường Oknha Chhun (đường 240) và đại lộ Samdach Sothearos). Tổng thời gian tham quan chụp ảnh là khoảng 1 tiếng. Vé vào cửa 25.000 Riels (khoảng 140.000 VND) - đã có trong tiền tour. Cung điện Hoàng gia Campuchia (Preah Barom Reachea Vaeng Chaktomuk) được xây dựng từ 1866 sau khi vua Norodom chuyển đô từ Oudong về Phnom Pênh (giữa năm 1800). Cung điện nhìn về hướng Đông và tọa lạc tại bờ Tây của ngã 4 các phân nhánh của sông Mêkong gọi là Chaktomuk. Trừ khu vực sinh sống của Hoàng gia (Cung điện Khemarin), các nơi khác trong Hoàng Cung và Chùa Bạc được mở cửa cho du khách tham quan. Phòng khánh tiết (Preah Thineang Dheva Vinnichay) là nơi nhà vua cùng nội các thiết triều. Ngày nay Điện này được sử dụng để cử hành nghi lễ hoàng gia và tôn giáo như đăng quang, kết hôn hoàng gia và nơi nhà vua tiếp khách. Khách của Hoàng Gia (chỉ các nguyên thủ quốc gia) được phép đi qua cổng chiến thắng (Victory Gate) đối diện để tới Phòng khánh tiết. Phòng khánh tiết đã được xây dựng hai lần, lần đầu tiên được xây dựng bằng gỗ vào năm 1869-1870 dưới thời vua Norodom, công trình này bị phá bỏ năm 1915. Phòng khánh tiết ngày nay được xây dựng năm 1917 và được khánh thành năm 1919 bởi nhà vua Sisowath. Trongnày cấm chụp ảnh, nên có rất nhiều bảo vệ đứng nhìn ra cửa sổ, vì biết du khách sẽ đứng từ cửa sổ chụp vào. Preah Moha Prasat Khemarin (Cung điện của vua Khmer) là khu vực sinh sống của Hoàng gia, không được phép tham quan. Khi Đức vua có mặt, phía trên cung điện sẽ treo lá cờ. Preah Thineang Chan Chhaya (Moonlight Pavilion - Lầu vọng nguyệt): dành cho dạ tiệc và biểu diễn múa cung đình. Napoleon III Pavilion: đang được tu sửa. Được Napoleon xây dựng và chuyển giao lại cho Đức vua Norodom năm 1876, ông này đã định phá đi vì không muốn Cung điện hoàng gia mang dấu ấn Pháp. Do cung điện được trang trí bằng chữ N (chữ cái đầu của Napoleon) lại trùng với chữ cái đầu trong tên vua Norodom nên ông giữ lại. Hor Samran Phirun & Hor Samrith Phimean: mé phải của Phòng khánh tiết có 2 tòa nhà, tòa bên trái là Hor Samran Phirun (nhà nghỉ Hoàng gia / Royal Rest House) nơi Đức vua đợi voi để cưỡi trong các cuộc diễu hành. Do voi không còn được sử dụng nữa, tòa nhà này trở thành nơi giữ các món quà của các quan chức nước ngoài, và không được mở cửa tham quan. Phía kia của phòng khánh tiết là Hor Samrith Phimean (Cung điện Đồng / Bronze Palace) nơi lưu giữ biểu chương và trang phục của nhà vua. Preah Vihear Preah Keo Morakot (Chùa Bạc / Wat Preah Keo / Chùa Phật ngọc lục bảo): là 2 tòa nhà cạnh nhau. Tòa nhỏ có 5329 miếng bạc lát trên nền nhà, mỗi miếng bạc đều làm thủ công và có trọng lượng 1,125 g - đi vào chỉ thấy sàn được lót thảm, có lật lên một ít cho xem mấy miếng bạc lát nền - tất nhiên cũng cấm chụp ảnh. Trong tòa nhà lớn chứa hơn 1650 đồ vật có giá trị. Bức tượng Phật ngồi trên ngọn tháp trung tâm ngôi đền là bức tượng ngọc lục bảo, có những thông tin khác nhau bức tượng được làm bằng ngọc lục bảo hay pha lê. Đứng trước tượng lục bảo là tượng Phật Di-lặc (đức phật tương lai) đúc bằng 90 kg vàng ròng và được gắn 2086 viên kim cương, trong đó có viên kim cương 25 carat trên vương miện và viên kim cương 20 carat gắn ở ngực. Ngoài ra còn có bức tượng Phật xá lị ngồi trong một tháp nhỏ bằng vàng và bạc, các bảo vật của hoàng hậu Kossomak Nearirith, bảo vật đóng góp của các dòng họ quý tộc và hoàng gia. ...Xem thêm