Ăn uống
{{FilterCount}}
Bộ lọc
Từ khoá đã tìm
Hơn 3 tháng chưa có tương tác mới tại địa điểm này, bạn hãy liên hệ để kiểm tra lại trước khi đến!
Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam - Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam - Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Sinh viên, Nhóm hội, Khách du lịch
8.8
Vị trí
7.6
Không gian
7.2
Chất lượng
7.0
Giá cả
6.6
Phục vụ
7.4
5
Bình luận
Chưa mở cửa  08:00 - 17:00
{{item.DayOfWeek}}
{{time.TimeOpen}} - {{time.TimeClose}}
Đang cập nhật
Tạm nghỉ {{time.Title}}
2.000đ - 5.000đ
Báo lỗi bình luận
Báo lỗi người dùng
  • Emily Lê
    đã bình luận bằng Web
    8.2
    Bảo tàng trong sở thú
    Bảo tàng nằm trong khu vực vườn bách thú thành phố hồ chí minh ,ngay trung tâm quận 1. -mua vé : nếu mua vé vào vườn bách thú thì có luôn cả vé vào bảo tàng, còn mua vé bảo tàng xong muốn vào sở thú phải mua thêm hay gì đó. -trong bảo tàng có 1 chỗ trào đạo mời khách uống miễn phí trà của trà việt và bán các túi quà tặng từ trà, có hướng dẫn pha trà 3 thứ tiếng. -không gian : bên trong trưng bày cổ vật và 1 khu trưng bày xác ướp,nên mình không có vào chỗ đó,do hồi nhỏ có xem rồi, bây giờ trưng bày xác ướp nó bao bọc rồi 7tr.phí trong là cổ vật qua các thời kì của việt nam về văn hóa và tôn giáo ...Xem thêm
  • Tra Tran
    đã bình luận bằng Web
    7.4
    Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam - Nguyễn Bỉnh Khiêm
    10.06.2017 Bảo tàng Lịch sử Việt Nam 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, HCM Ngày 18 tháng 2 năm 1927, nhà sưu tầm cổ vật Holbé qua đời, để lại nhiều cổ vật trị giá 45.000 đồng bạc Đông Dương (là một số tiền lớn lúc bấy giờ). Để mua lại số cổ vật này, ngày 17 tháng 6 năm ấy, Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Etudes I Indochinoises) đã tổ chức một cuộc họp bất thường, và cuối cùng đi đến quyết định là: xin 5 hội viên hảo tâm cho mượn trước số tiền trên, đồng thời xin phép chính quyền cho mở cuộc lạc quyên số tiền ấy trong dân chúng (để trả lại), với cam kết là sẽ tặng lại nhà nước số cổ vật sau khi mua xong. Sau khi hoàn tất công việc trên, để có chỗ gìn giữ và trưng bày số di vật của Holbé vừa mua được, cùng với nhiều cổ vật khác mà Hội đã có (nhờ thu mua hay được tặng), Hội đã đề nghị với chính quyền xây dựng Bảo tàng, và xin dành cho Hội một phòng làm trụ sở và thư viện của Hội (chứa trên 5.000 tác phẩm chuyên khảo về Đông Dương và Viễn Đông bằng các thứ tiếng). Thuận theo đề nghị, ngày 28 tháng 11 năm 1927, Thống đốc Nam Kỳ là Blanchard de la Brosse đã ký nghị định thành lập Bảo tàng Blanchard de la Brosse (kể từ đây có khi gọi là Bảo tàng) ở Sài Gòn, đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của chính quyền Nam Kỳ, và thuộc quyền kiểm soát khoa học của Viện Viễn Đông Bác cổ. Ngày 8 tháng 6 năm 1928, viên Bảo thủ văn thư của Hội là Jean Bouchot được cử làm Giám thủ đầu tiên của Bảo tàng. Và ngày 1 tháng 1 năm 1929, chính quyền Nam Kỳ đã long trọng khánh thành Bảo tàng Blanchard de la Brosse. Bảo tàng Blanchard de la Brosse được đặt tại một công thự nằm trong một khu vườn rộng lớn (trở thành Thảo Cầm Viên Sài Gòn năm 1864) ở phía đông thành Phiên An, gần dinh Tân Xá (do chúa Nguyễn Ánh sai dựng để Giám mục Bá Đa Lộc làm nơi dạy dỗ Hoàng tử Cảnh). Công thự được xây theo lối kiến trúc "Đông Dương cách tân" (styleindochinois), do kiến trúc sư người Pháp Delaval thiết kế, và do hãng thầu Etablissements Lamorte Saigon thực hiện trong ba năm: 1926-1927-1928. Khi khởi xây (1926), công thự này định làm Viện Triển lãm Mễ cốc (Musée du Riz), sau định làm Viện Triển Lãm Kinh tế (Musée économique), nhưng cuối cùng lại quyết định làm Bảo tàng Blanchard de la Brosse. Phần giữa công thự có một khối bát giác (gợi nhớ quan niệm về bát quái của Kinh Dịch) có 2 nóc mái lợp ngó ống, có gắn vật trang trí hình phụng, hình rồng cách điệu. Trên cùng, là 4 quả cầu nhỏ dần và đặt chồng lên nhau. Vì vậy, có người cho rằng phần nóc mái này, mang nhiều yếu tố của kiến trúc cổ Trung Quốc. Năm 1970, Bảo tàng được xây dựng thêm phần phía sau một dãy nhà do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế. Dãy nhà có hình chữ U, ở giữa là hồ cây cảnh lộ thiên, hai dãy nhà nối hai bên, sau cùng là dãy nhà ba tầng với hai lớp mái, có gắn đầu rồng kiểu gặm trang trí ở các góc mái. Nhờ các cửa đều hướng ra hồ cây cảnh, nên phòng trưng bày khá thoáng mát và sáng sủa. Trước năm 1975, hai bên cửa chính Bảo tàng có đắp nổi đôi câu đôi chữ Hán, nhưng sau đó đã bị đập bỏ. Đôi câu đối ấy như sau: Á Đông cổ đổng mỹ thuật kê thực học, Việt Nam nhân chủng bác vật đắc kỳ quan. Hiện nay, hệ thống trưng bày của bảo tàng Bảo tàng gồm 2 phần: Phần 1: Lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử (cách nay khoảng 500.000 năm) cho đến hết thời nhà Nguyễn (1945): - Thời Tiền sử (cách nay khoảng 500.000 năm – 2879 Tr. CN) - Thời kim khí – Hùng Vương dựng nước (2879 Tr. CN – 179 Tr. CN) - Thời Bắc thuộc – Đấu tranh giành lại độc lập (179 TR. CN – 938) - Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý (939 – 1225) - Thời Trần – Hồ (1266 – 1347) - Văn hóa Chăm Pa (thế kỷ 2 – thế kỷ 17) - Thời Lê sơ – Mạc – Lê -Trịnh và Chúa Nguyễn (1428 – 1788) - Thời Tây Sơn (1771 – 1802) - Thời Nguyễn (1802 – 1945) Phần 2: Chuyên đề về văn hóa phía Nam Việt Nam vá một số nước châu Á: - Tượng Phật một số nước châu Á - Súng thần công (thế kỷ 18 – thế kỷ 19) - Điêu khắc Campuchia - Gốm một số nước châu Á - Xác ướp Xóm Cải ở Sài Gòn vào thế kỷ 19. - Sưu tập Vương Hồng Sển - Văn hóa các dân tộc phía Nam Việt Nam Bảo tàng mở cửa tiếp đón công chúng lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 1 năm 1929. Buổi đầu, Bảo tàng chỉ có 2.893 cổ vật (chủ yếu là bộ sưu tập của Holbé), đến những năm cuối thế kỷ 20, bảo tàng đã có hơn 30.000 hiện vật rất có giá trị… Ngoài ra, bảo tàng còn có trên 25.000 sách báo và tài liệu, cũng rất có giá trị cho công việc nghiên cứu các ngành khảo cổ học, dân tộc học, sử học, bảo tàng học... ...Xem thêm
  • Lợi Đặng
    đã bình luận bằng Web
    10
    Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam - Nguyễn Bỉnh Khiêm
    Trải nghiệm max thú vị Sau khi từ bảo tàng chiến dich hồ chí minh thì đi về thấy bảo tàng lịch sử việt nam nên ghé qua luôn Nằm tại : số 2 nguyễn bỉnh khiêm . kế bên thảo cầm viên luôn nha Ở đây bảo tồn và trưng bày hàng chục ngàn hiện vật quý được sưu tầm trong và ngoài nước Việt Nam. Từ tượng phật cho tới các đồ vua chúa xưa , tiền cổ ... bla bla bla ..... Giá vé : 2.000đ cho 1 người nha . Nếu mà chụp hình thì 40.000đ cho 1 người . nếu sử dụng bằng máy chụp hình . còn điện thoại thì được miễn phí . nhưng mà nên hạn chế chụp hình lại nha . đừng có chỉa máy chụp lung tung bằng đt . P.s : thích cô bán vé . có lưu ý cho mình vấn đề chụp hình luôn . keke ...Xem thêm
  • Tê Ngố
    đã bình luận bằng iPhone
    3.4
    Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam - Nguyễn Bỉnh Khiêm
    Đi hồi tháng 10 hay tháng 11 gì đó vì thằng em của nợ cứ nằng nặc đòi cho được. Okie mày thích chị chiều. Mua vé 15k/người, cũng được. Vấn đề to bự là bảo tàng đang trong quá trình trùng tu sửa chữa nên chả có cái gì cả, mấy cái treo trưng vớ vẩn còn đâu khoan đục ầm ĩ bụi mù. Ông bảo vệ rất bất lịch sự và ăn nói cộc cằn bắt mua vé chộp hình 40k/người. Như kiểu sợ chạy mất còn áp giải ra tận nơi chứ. Mà có cái gì đâu bắt người ta mua vé chụp hình? Nghĩ lại lúc đấy mình quá hiền. Được nhõn cái là không khí bên ngoài rất trong trẻo mát mẻ :") ...Xem thêm
  • 8.2
    Dân ta phải biết sử ta...
    Nhưng ý mình không phải: "cái gì không biết thì tra google" đâu nha. Thực sự là những năm học trung học rồi phổ thông mình thừa nhận mình học lịch sử rất tệ, chủ yếu là đối phó cho qua môn :( Việc này không trách ai được hết chỉ trách bản thân mình lười biếng thôi. Nhưng thú thực là mình cảm thấy rất hứng khởi với lịch sử ít nhiều khi được đi những chuyến tham qua thực tế như thế này. Những câu chữ, hình ảnh sống động đập vào mắt mình, như tái hiện cho mình được điều gì đó. Bảo tàng lịch sử VN, nằm trên đường NBK, nghe tên lạ hoắc nhưng thật may là nó lại nằm rất gần sở thú, thật dễ đi. Tới giờ mình vẫn chưa hiểu tại sao lúc đầu bước chân vào bảo tàng lại được chiêm ngưỡng 1 số cổ vật truyền thống của Pháp rồi tới Nhật đầu tiên. (như để tìm thấy chút gì đó tương đồng ở Việt Nam lúc sau tham quan?). Mình đã được "đi qua" chiều dài lịch sử nước nhà từ thời nguyên thủy qua Vua Hùng rồi Lý, Trần, Lê, Tây Sơn, Nguyễn bằng những hiện vật còn sót lại hoặc được tái tạo lại từ đời sống sinh hoạt hằng ngày gần gũi, đến chiến công đánh giặc oanh liệt của ông cha ta và những nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu, còn có cả văn hóa Chăm Pa rồi Óc Eo. Tầng 2 là tầng thiên về trưng bày mĩ thuật nhiều hơn, những tượng phật, bình thạp chum lọ gốm sứ (quả thực là quá nhiều tên dùng để diễn tả những đồ vật đựng như vậy, không sao nhớ hết), đá điêu khắc,... Nhiều anh chị học trường Mỹ thuật vào và ngồi hí hoáy vẽ lại những họa tiết được chạm khắc trên tượng. Rồi còn có cả xác ướp Xóm Cải nữa. Lúc mình vào tham quan tới đây là đã sắp hết giờ rồi nên chỗ Xác ướp chỉ có 1 mình mình, lúc bước ra bác bảo vệ nhìn bằng ánh mắt ngỡ ngàng và hỏi: "Không sợ hả?". ^^ Thực ra là mình cảm thấy hồi hộp, ngạc nhiên hơn là sợ. Mình cũng chẳng có chụp ảnh hay ghi chép gì nên chỉ nhớ chừng này về chuyến đi thôi, chuyến đi tuy ngắn nhưng đã giúp mình mở mang thêm nhiều điều. Hi vọng 1 ngày sẽ có dịp trở lại với bảo tàng Lịch sử VN :) ...Xem thêm
5 bình luận đã chia sẻ
1 Tuyệt vời
3 Khá tốt
0 Trung bình
1 Kém
Tiêu chí
Vị trí
8.8
Giá cả
7.0
Chất lượng
7.2
Phục vụ
6.6
Không gian
7.6
7.4 điểm - Khá tốt
Thông tin & Bản đồ
Khoảng giá khác
2,000 đ - 5,000 đ
Thời gian hoạt động
Chưa mở cửa  08:00 - 17:00
Giờ nhận khách cuối
04:30 PM
Thời gian chuẩn bị
Khoảng 5 - 10 phút
Nghỉ lễ
Các ngày lễ trong năm
Thể loại
Sức chứa
500 người lớn
Website
www.baotanglichsuvn.com
Đặt bàn
Ngày đến
Giờ đến
Số người lớn
Số trẻ em
Ghi chú đặt bàn
Lưu ảnh vào bộ sưu tập
Cấu hình bộ sưu tập
Cập nhật bộ sưu tập của bạn Tạo bộ sưu tập mới
Cấu hình bộ sưu tập