-
7.4Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam - Nguyễn Bỉnh Khiêm10.06.2017 Bảo tàng Lịch sử Việt Nam 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, HCM Ngày 18 tháng 2 năm 1927, nhà sưu tầm cổ vật Holbé qua đời, để lại nhiều cổ vật trị giá 45.000 đồng bạc Đông Dương (là một số tiền lớn lúc bấy giờ). Để mua lại số cổ vật này, ngày 17 tháng 6 năm ấy, Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Etudes I Indochinoises) đã tổ chức một cuộc họp bất thường, và cuối cùng đi đến quyết định là: xin 5 hội viên hảo tâm cho mượn trước số tiền trên, đồng thời xin phép chính quyền cho mở cuộc lạc quyên số tiền ấy trong dân chúng (để trả lại), với cam kết là sẽ tặng lại nhà nước số cổ vật sau khi mua xong. Sau khi hoàn tất công việc trên, để có chỗ gìn giữ và trưng bày số di vật của Holbé vừa mua được, cùng với nhiều cổ vật khác mà Hội đã có (nhờ thu mua hay được tặng), Hội đã đề nghị với chính quyền xây dựng Bảo tàng, và xin dành cho Hội một phòng làm trụ sở và thư viện của Hội (chứa trên 5.000 tác phẩm chuyên khảo về Đông Dương và Viễn Đông bằng các thứ tiếng). Thuận theo đề nghị, ngày 28 tháng 11 năm 1927, Thống đốc Nam Kỳ là Blanchard de la Brosse đã ký nghị định thành lập Bảo tàng Blanchard de la Brosse (kể từ đây có khi gọi là Bảo tàng) ở Sài Gòn, đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của chính quyền Nam Kỳ, và thuộc quyền kiểm soát khoa học của Viện Viễn Đông Bác cổ. Ngày 8 tháng 6 năm 1928, viên Bảo thủ văn thư của Hội là Jean Bouchot được cử làm Giám thủ đầu tiên của Bảo tàng. Và ngày 1 tháng 1 năm 1929, chính quyền Nam Kỳ đã long trọng khánh thành Bảo tàng Blanchard de la Brosse. Bảo tàng Blanchard de la Brosse được đặt tại một công thự nằm trong một khu vườn rộng lớn (trở thành Thảo Cầm Viên Sài Gòn năm 1864) ở phía đông thành Phiên An, gần dinh Tân Xá (do chúa Nguyễn Ánh sai dựng để Giám mục Bá Đa Lộc làm nơi dạy dỗ Hoàng tử Cảnh). Công thự được xây theo lối kiến trúc "Đông Dương cách tân" (styleindochinois), do kiến trúc sư người Pháp Delaval thiết kế, và do hãng thầu Etablissements Lamorte Saigon thực hiện trong ba năm: 1926-1927-1928. Khi khởi xây (1926), công thự này định làm Viện Triển lãm Mễ cốc (Musée du Riz), sau định làm Viện Triển Lãm Kinh tế (Musée économique), nhưng cuối cùng lại quyết định làm Bảo tàng Blanchard de la Brosse. Phần giữa công thự có một khối bát giác (gợi nhớ quan niệm về bát quái của Kinh Dịch) có 2 nóc mái lợp ngó ống, có gắn vật trang trí hình phụng, hình rồng cách điệu. Trên cùng, là 4 quả cầu nhỏ dần và đặt chồng lên nhau. Vì vậy, có người cho rằng phần nóc mái này, mang nhiều yếu tố của kiến trúc cổ Trung Quốc. Năm 1970, Bảo tàng được xây dựng thêm phần phía sau một dãy nhà do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế. Dãy nhà có hình chữ U, ở giữa là hồ cây cảnh lộ thiên, hai dãy nhà nối hai bên, sau cùng là dãy nhà ba tầng với hai lớp mái, có gắn đầu rồng kiểu gặm trang trí ở các góc mái. Nhờ các cửa đều hướng ra hồ cây cảnh, nên phòng trưng bày khá thoáng mát và sáng sủa. Trước năm 1975, hai bên cửa chính Bảo tàng có đắp nổi đôi câu đôi chữ Hán, nhưng sau đó đã bị đập bỏ. Đôi câu đối ấy như sau: Á Đông cổ đổng mỹ thuật kê thực học, Việt Nam nhân chủng bác vật đắc kỳ quan. Hiện nay, hệ thống trưng bày của bảo tàng Bảo tàng gồm 2 phần: Phần 1: Lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử (cách nay khoảng 500.000 năm) cho đến hết thời nhà Nguyễn (1945): - Thời Tiền sử (cách nay khoảng 500.000 năm – 2879 Tr. CN) - Thời kim khí – Hùng Vương dựng nước (2879 Tr. CN – 179 Tr. CN) - Thời Bắc thuộc – Đấu tranh giành lại độc lập (179 TR. CN – 938) - Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý (939 – 1225) - Thời Trần – Hồ (1266 – 1347) - Văn hóa Chăm Pa (thế kỷ 2 – thế kỷ 17) - Thời Lê sơ – Mạc – Lê -Trịnh và Chúa Nguyễn (1428 – 1788) - Thời Tây Sơn (1771 – 1802) - Thời Nguyễn (1802 – 1945) Phần 2: Chuyên đề về văn hóa phía Nam Việt Nam vá một số nước châu Á: - Tượng Phật một số nước châu Á - Súng thần công (thế kỷ 18 – thế kỷ 19) - Điêu khắc Campuchia - Gốm một số nước châu Á - Xác ướp Xóm Cải ở Sài Gòn vào thế kỷ 19. - Sưu tập Vương Hồng Sển - Văn hóa các dân tộc phía Nam Việt Nam Bảo tàng mở cửa tiếp đón công chúng lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 1 năm 1929. Buổi đầu, Bảo tàng chỉ có 2.893 cổ vật (chủ yếu là bộ sưu tập của Holbé), đến những năm cuối thế kỷ 20, bảo tàng đã có hơn 30.000 hiện vật rất có giá trị… Ngoài ra, bảo tàng còn có trên 25.000 sách báo và tài liệu, cũng rất có giá trị cho công việc nghiên cứu các ngành khảo cổ học, dân tộc học, sử học, bảo tàng học... ...Xem thêm