Có thể bạn sẽ thích:
- [Huế] 6 lý do bạn không nên đến Huế
- [Huế] Ngày Hè Về A Lưới Tắm Suối Pâr Le
- Vẻ đẹp bất tận ở ngôi làng cổ tích gần Đà Nẵng
Trước nay đến Huế mọi người chỉ tham quan những địa điểm nổi tiếng như lăng tẩm, Đại Nội…mà quên mất những làng hương Thủy Xuân ngập tràn sắc màu ở Cố Đô ngay trên đường đến Lăng Tự Đức
Cách trung tâm thành phố Huế độ chừng 7km về phía Tây Nam, làng hương Thủy Xuân nằm ngay trên đường Huyền Trân Công Chúa. Nơi đây là mảnh đất nằm ngay dưới chân đồi Vọng Cảnh, nằm bên cạnh dòng sông Hương hiền hòa thơ mộng. Vừa bước đến đầu làng, chưa thấy hương đâu đã kịp nghe thơm nức mũi, gợi nhớ cho ta những khoảnh khắc an yên quây quần bên gia đình, gợi cho ta ngày lễ tết nô nức sum vầy, tự nhiên tâm trạng cũng trở nên háo hức được tham quan làng nghề hơn hẳn.
Ảnh: Hoàng Tuấn Anh
Rực rỡ làng hương - Ảnh: Omnia
Sắc màu hương trầm - Ảnh: Truong Quoc Toan
Đủ loại sắc màu của những bó hương ở Huế. - Ảnh: Tinmoi
Ở làng Thủy Xuân này người người làm hương, nhà nhà làm hương. Họ làm hương với niềm say mê, trân quý. Sáng sáng khi nắng chưa kịp đổi màu, người ta đã sắp hương ra giữa trời đem phơi, làm rực rỡ cả con đường Huyền Trân Công Chúa.
Bó hương - Ảnh: Bertrandlinet
Người nghệ nhân lớn tuổi đang sắp xếp lại từng bó hương. - Ảnh: Maytrexuatkhau
Người dân Huế còn có thói quen mỗi ngày khi trời sập tối lại thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cha mẹ, vừa để cho ấm nhà. Thế nên hương là thứ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây.
Hoa hương - Ảnh: Bizancenco
Một chùm hoa rực rỡ được xếp từ những bó hương. - Ảnh: Dulichhue
Những năm gần đây du lịch trên đà phát triển, Huế mộng mơ nườm nượp đón nhiều đoàn khách từ trong nước đến quốc tế. Họ thăm quan Huế, thăm quan đồi Vọng Cảnh, lăng Tự Đức đều không quên ghé làng hương Thủy Xuân bởi làng nghề đây nằm ngay cửa ngỏ đến hai địa điểm thăm quan hút khách này.
Nhọc nhằn chuyện làm hương - Ảnh: Leica
Nghề làm hương thường vất vả do thường tiếp xúc nhiều với bụi bẩn. - Ảnh: Phan Chi Quyết
Họ lưu giữ cách làm hương truyền thống thay vì máy se hương để lưu đậm hơn nét truyền thống và nghệ thuật làm hương. Tuy ít nhiều có sự vất vả, nhưng vì cách làm hương độc đáo này lại khiến khách du lịch thích mê.
Những que hương được làm từ tre vót rồi buộc thành bó, chờ se hương.
Đợi hương - Ảnh: Métoule
Mây tre phơi khô được chở về để làm hương. - Ảnh: sưu tầm
Trên bàn hương, những bột hương được trộn nhào chờ sẵn. Nghệ nhân làm hương dùng bai gỗ đưa tay thoăn thoắt lăn hương, thật chặt, thật mịn. Từng que hương trầm dần được hình thành từ công đoạn thú vị ấy.
Se hương thoăn thoắt - Ảnh: Wjhleonard
Hương se xong được người dân đưa đi phơi nắng. Nghề làm hương này chỉ trông trời thương cho đợt nắng to, nắng càng to hương càng mau khô và giữ được hương thơm lâu. Hôm nào trời đổ mưa là hôm đó cả làng buồn, chỉ mong trời lại mau nắng.
Phơi hương - Ảnh: Pinneepop
Ngày xưa, hương chỉ có hai màu nâu và đỏ. Nay họ tìm cách nhuộm nhiều màu cho hương thêm phong phú và bắt mắt. Những cây hương rực rỡ đem phơi trước sân nhà, làm khách ghé thăm nhìn thấy đã đủ say lòng.
Mong trời được nắng - Ảnh: Markturner
Đến làng hương Thủy Xuân, du khách còn được tự tay tham gia vào quá trình làm hương đầy thú vị.
Du khách thích thú việc làm hương - Ảnh: Cat Early
Hương trầm nghi ngút - Ảnh: Dufferlong
Nếu bạn đặt chân đến Huế không nên bỏ qua địa điểm tham quan độc đáo mang đậm nét văn hóa của Huế này nhé!
Cập nhật xu hướng ẩm thực và du lịch tại Huế qua Facebook - Instagram
Mèo Lỳ - Sưu tầm & Tổng hợp
Nguồn: mytour.vn