Nhắc đến Thiền Viện Trúc Lâm chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đến Thiền Viện Trúc Lâm ở Đà Lạt hay Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam ở Cần Thơ. Bất ngờ, tại Tiền Giang lại có một Thiền Viện mang tên Trúc Lâm Chánh Giác gần giống thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt nhưng lớn hơn nhiều; ngôi chùa cũng theo mô hình truyền thống các thiền viện hệ phái Trúc Lâm Yên Tử. Cơ ngơi ngôi chùa nổi tiếng này rất hoành tráng với kiến trúc 4 thánh tích Phật giáo.
Một trong những Thiền viện lớn nhất đất nước nhưng không nhiều người biết đến.
Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác hiện có khá ít người biết, do tọa lạc tại Huyện Tân Phước – Tiền Giang – trên vùng hoang hóa, nằm sâu trong vùng trũng của xã Thạnh Tân, được xem là một trong những thiền viện lớn nhất nước.
Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác được ít người biết đến do vừa xây dựng xong trên vùng đất hoang hóa – Photo: Trần Tuấn Kiệt
Tổng diện tích của thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác là 30ha, lớn nhất Đông Nam Á với tổng kinh phí xây dựng 25 hạng mục của Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác dự kiến trên 300 tỷ đồng, do phật tử gần xa hiến cúng.
Photo: Trần Tuấn Kiệt
Bên cạnh việc hiến đất để xây dựng Thiền viện, phật tử còn hiến cúng nhiều cây đại thụ để tạo mảng xanh và khối lượng đá tảng khoảng 2.500 tấn (mỗi tảng nặng từ trên 1 – 20 tấn), được sà lan vận chuyển từ núi Thị Vải (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) về phục vụ cho việc xây dựng các hòn non bộ, trang trí dưới các gốc cây đại thụ… cùng tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni được tạc bằng đá ngọc cao 4,5 mét, nặng trên 30 tấn (do các nghệ nhân Myanmar chế tác).
Photo: Trần Tuấn Kiệt
Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác nổi tiếng với bốn thánh tích Phật Giáo
Cơ ngơi ngôi chùa nổi tiếng này rất hoành tráng với kiến trúc 4 thánh tích Phật giáo, tổng diện tích là 30ha, theo mô hình truyền thống các thiền viện hệ phái Trúc Lâm Yên Tử; 25 hạng mục đã và sẽ xây dựng: 2 khu vực nội và ngoại viện, 4 Tăng đường, 1 thiền đường, 10 thất chuyên tu, không có khu cho Ni nhưng có nhà khách nữ.
Photo: Trần Tuấn Kiệt
Bốn Thánh tích (Tứ động tâm) có tỉ lệ 6/10 so với nguyên mẫu (gồm vườn Lâm Tì Ni nơi Phật đản sinh, Bồ Đề Đạo Tràng nơi Phật thành đạo, vườn Lộc Uyển nơi Phật chuyển pháp luân, Câu Thi Na nơi Phật nhập diệt); tháp Đại giác cũng theo tỷ lệ trên và có chiều cao 31m; ngay trung tâm thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác sẽ đắp một hòn giả sơn cao 25m làm thế tựa lưng cho tổ đường, chánh điện.
Hướng dẫn đường đi đến Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác
Nếu có dịp, hãy đến chiêm bái thiền viện Trúc Lâm Thánh Giác, tu học theo hướng Thiền tông Việt Nam hoặc đơn giản chỉ là tìm một nơi để tâm hồn lắng đọng.
Cách đi: Từ Ngã Ba Trung Lương đi thẳng về phía Long Định, Qua Cầu gặp ngã 3 Long Định thì rẽ phải vào DT867, từ chợ Long Định đi 25km qua Chợ Tân Phước, đi thẳng gặp Nhà Thờ Tân Phước, rẽ trái một đoạn là đến.
Thiền viện trúc lâm chánh giác – Tiền Giang nhìn từ trên cao. Photo: Red Lê
Đường từ Thị trấn Mỹ Phước về Thạnh Tân là đường nhựa rộng, một bên là con kênh tàu ghe chạy xập xình, một bên là những ruộng khóm nối tiếp, bạn sẽ cảm nhận được không gian mát mẻ, thoáng đãng. Hãy lên kế hoạch để ghé thăm ngôi chùa nổi tiếng này nhé!
Photo: Red Lê
Lưu ý: Vui lòng ăn mặc kín đáo, lịch sự khi đến chùa (quần dài, áo có tay), cởi mũ, nón khi vào chánh điện. Giữ gìn vệ sinh, không xả rác, dẫm đạp lên cỏ, bẻ hoa… Hãy chung tay giữ gìn và quảng bá những địa điểm du lịch tại Tiền Giang.
Photo: Red Lê
Một số hình ảnh khác
Hình ảnh: Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác
Thanh Di biên soạn lại
Theo Mỹ Tho Đại Phố