banh mi
/ˈbɑːn miː/
Có thể bạn chưa biết, vào đúng ngày này cách đây 9 năm, 24/03/2011, “bánh mì” chính thức được đưa vào Từ điển tiếng Anh Oxford (Oxford English Dictionary) như một danh từ riêng không vay mượn từ bất kỳ đâu, đánh dấu mốc quan trọng nhất trong hành trình chinh phục nền ẩm thực thế giới của một món ăn Việt Nam vô cùng thân thuộc. Như vậy, bên cạnh Phở, Việt Nam lại có thêm một món ngon không chỉ được người dân cả nước yêu thích mà còn được cộng đồng quốc tế hết lời ngợi khen.
Có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng đi khắp thế giới cũng khó có thể kiếm được đất nước nào có món bánh độc đáo và có lịch sử thú vị như bánh mì Việt Nam. Trở lại lịch sử sâu xa từ những năm người Pháp tiến vào đất Việt mang theo món bánh baguette trứ danh của họ. Sự phát triển mạnh mẽ của những lò bánh mì tại Sài Gòn những năm 50-60 của thế kỷ XX đã dần “Việt hóa” chiếc bánh baguette của Pháp trở về hình dạng ngắn hơn gần như ngày nay. Bên cạnh đó, với sự du nhập của lò nướng điện Nhật, hơi nước bên trong được giữ lại với nhiệt độ cao, những chiếc bánh mì trở nên giòn rụm, rỗng ruột và xốp hơn, khác biệt hẳn so với bánh mì baguette kiểu Pháp có phần ruột đặc, vỏ dày và mềm, thơm vị bơ sữa. Đây chính là điểm mấu chốt tạo nên nét độc đáo của bánh mì Việt Nam mà không nơi nào có. Năm 1958, một tiệm bánh với cái tên Hòa Mã đã biến tấu nó, kết hợp cùng nhiều loại thực phẩm khác nhau như pate, thịt nguội, chà bông (ruốc), rau dưa… để tạo nên một món bánh kẹp vô cùng mới lạ. Và đó chính là khởi nguồn của một hành trình dài mang tên bánh mì.
Suốt hàng chục năm, bánh mì Việt tỏa đi khắp các nẻo đường ngõ phố trên những chiếc xe đẩy giản dị, biến hóa thành một món ăn vừa bình dân, vừa gần gũi đối với mọi tầng lớp. Ở bất cứ lề đường hay ngõ nhỏ nào, người ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những xe/quán bánh mì từ lớn đến nhỏ phục vụ nhu cầu của mọi người dân. Dần dà, người ta không còn coi bánh mì là một món “ăn chơi” như ban đầu nữa mà nó đã có thể đảm nhiệm vai trò thay thế hoàn toàn một bữa ăn chính của người Việt. Một chiếc bánh mì có thể ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều, ăn tối, vừa vặn no bụng, lại đủ chất để cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động trong ngày.
Cứ đi qua mỗi vùng miền, bánh mì lại được khoác thêm một chiếc áo mới rất riêng mang đặc trưng của mảnh đất đó. Ở Sài Gòn bánh mì căng tròn đầy ắp nhân thịt nguội, giò, chả, pate, đồ chua, rau dưa...; tiến đến Hội An bánh mì thu gọn lại bé xinh hơn với hai đầu nhỏ và giòn rụm, thêm chút nước sốt đậm đà theo khẩu vị miền Trung. Qua Hải Phòng, bánh mì hóa thân thành những chiếc “que” thuôn dài đượm vị pate ngậy béo, chấm cùng chí chương (một loại tương ớt đặc trưng đất cảng) cay cay; về đến Hà Nội lại khoác lên lớp vỏ giòn rụm ôm lấy phần ruột mềm mại thơm phức cùng những tiếng rao “bánh mì nóng giòn đâyyyyyy” vang khắp mọi nẻo đường con phố. Và còn rất nhiều rất nhiều nữa những biển thể của bánh mì lan tỏa vô kể xiết trên mảnh đất hình chữ S này. Bánh mì không còn đơn thuần chỉ là một món ăn, bánh mì là văn hóa, là nét đặc trưng, là dấu ấn không thể thiếu, là niềm tự hào của mỗi người con khi nhắc đến mảnh đất quê hương mình.
Năm 2009, đầu bếp trứ danh Anthony Bourdain đã có chuyến ghé thăm Việt Nam và ngay tại Hội An (Quảng Nam), chính món bánh mì với sự hòa quyện hoàn hảo của 5 hương vị tại tiệm Bánh mì Phượng đã chinh phục hoàn toàn vị đầu bếp huyền thoại này, khiến ông phải thốt lên rằng “đây quả thực là một bản giao hưởng của bánh mì”. Chỉ với gần hai phút xuất hiện ngắn ngủi trên chương trình truyền hình No Reservation của vị cố đầu bếp này, bánh mì - một món ăn hết sức dân dã của Việt Nam đã làm chủ cụm từ khoá "best banh mi in Vietnam" trên trang công cụ tìm kiếm số 1 thế giới Google. Hương vị của bánh mì Việt đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, vươn tầm quốc tế. Từ đó, cộng đồng yêu ẩm thực và đam mê du lịch trên khắp thế giới đều truyền tai nhau rằng phải ghé đất nước Việt Nam xinh đẹp ấy để thử “chiếc bánh mì ngon nhất thế giới” ít nhất một lần trong đời.
Cơn sốt mang tên “bánh mì” lại một lần nữa khuấy động nền ẩm thực thế giới vào năm 2011, khi Từ điển tiếng Anh Oxford quyết định đưa “banh mi” trở thành một danh từ riêng không vay mượn từ bất cứ đâu, khẳng định chủ quyền bánh mì là một món ăn đặc trưng đến từ Việt Nam. Như một điều tất yếu, năm 2012, từ khóa “bánh mì” bùng nổ trên mọi bảng xếp hạng. Tờ báo The Guardian ưu ái nhận xét “Một bí mật ít được biết đến là bánh sandwich (bánh mì) ngon nhất thế giới không được tìm thấy ở Rome, Copenhagen hay thậm chí thành phố New York, mà trên các đường phố của Việt Nam”. Bánh mì liên tục lọt top các món ăn đường phố ngon nhất phải thử trên toàn cầu do các Tạp chí National Geographic, tạp chí du lịch Mỹ Condé Nast Traveler, Huffington Post… bình chọn khiến cho bất cứ khách du lịch nào tới Việt Nam cũng đặt tiêu chí “ăn bánh mì” là một trong những điều không thể bỏ qua. Nhiều chính khách nước ngoài khi công du tại Việt Nam cũng không quên nếm thử hương vị của bánh mì như cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama hay cựu Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull.
Càng ngày càng có nhiều “phiên bản” khác của bánh mì được sinh ra như một minh chứng cho nền ẩm thực đặc sắc và sức sáng tạo vô biên của người Việt. Giờ đây chúng ta khó có thể kể hết những biến tấu đặc sắc của bánh mì, từ bánh mì nem khoai, bánh mì thịt xiên, bánh mì muối ớt, bánh mì chảo, bánh mì bột lọc, bánh mì tóp mỡ, bánh mì cá, bánh mì xíu mại Đà Lạt, bánh mì thịt nướng Lạng Sơn, bánh mì bì, bánh mì phá lấu... hay mới nhất là bánh mì trứng muối, bất kể phiên bản nào khi chào đời cũng khiến giới ẩm thực một phen xôn xao. Bánh mì không chỉ theo chân người Việt Nam đi khắp mọi miền Tổ quốc mà còn vượt qua biên giới tiến đến khắp các quốc gia. Ở đâu có người Việt Nam, ở đó có bánh mì.
Vậy thì, bạn thân mến, đọc đến đây bạn có cảm thấy tự hào và muốn tự thưởng cho mình một chiếc bánh mì thật ngon lành để cùng Foody tôn vinh chiếc bánh mì Việt Nam ngay hôm nay không? Hãy cùng Foody dạo 1 vòng đất nước khám phá các tiệm bánh mì quốc dân ngon nổi tiếng khắp 3 miền nhé.
1. HÀ NỘI
- Bánh Mì Phố Huế
Điểm danh những tiệm bánh mì lâu đời nhất Hà Nội có lẽ không thể không nhắc tới bánh mì phố Huế. Xuất hiện từ năm 1978, bánh mì phố Huế thực sự là "tuổi thơ" của rất nhiều người Hà Nội với hương vị pate truyền thống hàng chục năm không thay đổi quyện với lớp vỏ bánh giòn rụm.
Link địa chỉ TẠI ĐÂY
- Bánh Mì Giò Chả Dũng Hạnh
Dân công sở quanh khu vực Vincom Bà Triệu - Lê Đại Hành hẳn chẳng còn xa lạ với món bánh mì chả nóng hổi của cửa hàng giò chả Dũng Hạnh. Thậm chí có thể nói không ngoa chính nhờ bánh mì mà giò, chả của cửa hàng được biết đến nhiều hơn. Giò, chả ở đây luôn mới, thơm, ngọt đúng vị thịt tươi, kết hợp cùng rau, gia vị và bánh mì tạo thành một tổng thể hoàn hảo và ngon, rẻ.
Link địa chỉ TẠI ĐÂY
- Bánh Mì Dân Tổ
Được gọi là bánh mì dân tổ vì ban đầu hàng bánh mì này chủ yếu phục vụ cho các thanh niên chơi khuya về hoặc những người làm nghề buôn bán thường phải thức khuya dậy sớm, bởi vậy mà có cái tên "dân tổ" và cũng thường bán vào thời điểm rất muộn từ 3-7h sáng. Cách chế biến cũng vô cùng đặc biệt, toàn bộ các nguyên liệu để làm nhân như hành tây, trứng, pate, xúc xích, chả, lạp xưởng, bò khô, bơ... được cho lần lượt vào một chiếc chảo để xào lên cùng nhau, mới nhìn qua có thể sẽ cảm thấy hơi ngấy một chút, thế nhưng nó lại tạo nên hương vị khác biệt có một không hai tại Hà Nội.
Link địa chỉ TẠI ĐÂY
2. ĐÀ NẴNG
- Bánh Mì Bà Lan
Nhắc tới bánh mì Đà Thành sẽ nhận khá nhiều người gọi tên Bánh Mì Bà Lan. Hơn 35 năm trải qua 2 đời luôn nhộn nhịp từ lúc mở cửa tới tận khuya tầm 20 người đứng bán luôn tay luôn chân. Nguyên liệu toàn đồ tự làm, Chỉ từ 23k/ ổ đầy đặn chả quế, chả bò, thịt nguội, lớp pate dày cui, mayonnaise, chả heo, ngò, hánh lá. Nét riêng biệt nhìn là đoán được ngay bánh mì Bà Lan là ớt, xanh muối riêu rắc trải đều hết ổ bánh mì. Bên cạng đó bánh que chỗ này ngon không hề kém cạnh bánh mì thịt.
Link địa chỉ TẠI ĐÂY
- Bánh Mì Ông Tý
Ngon giản đơn không cầu kì chỉ gồm chả bò, chả heo, muối tiêu, ớt bột nhưng lại mang dấu ấn khó phai. Chả hoàn toàn nối không với bột, hàn the, chất bảo quản ăn sẽ cảm nhận rõ điều này. Vậy nên tiệm Bánh Mì Ông Tý được đánh giá thương hiệu ngon nhất Đà Nẵng đồng thời ngon lâu đời. Hình dáng bánh mì lại còn khác nữa chứ, Ông Tý sử dụng loại bánh mì dài. Giá 13k -23k mức giá bình dân lắm luôn ý.
Link địa chỉ TẠI ĐÂY
- Bánh Mì Bột Lọc
Style bánh mì có 1-0-2 chỉ Đà Nẵng mới có, tại sao gọi là bánh mì bột lọc? Vì bột lọc, chả được kẹp ăn chung với bánh mì, một sự kết hợp ăn rơ với nhau mang cảm giác lạ vị hoàn toàn. Gía rẻ xỉu 10k/ ổ mà no căng bụng, bột lọc có nhân tôm bột dai dai, chả xắt dày vừa đủ, chan xí nước mắm đậm đà. Rẻ ngon dễ bị ăn mất kiểm soát hay kiểu liền tù tì 1-2 ở chứ chẳng chơi.
Link địa chỉ TẠI ĐÂY
3. HỒ CHÍ MINH
- Bánh Mì Huỳnh Hoa
Huỳnh Hoa một thương hiệu quá quen thuộc với các fan mê bánh mì Việt. Chất lượng ngon theo năm tháng nên chẳng ai ái ngại việc phải xếp hàng chật kín dài ơi là dài để được thưởng thức 1 ổ bánh mì đầy ụ này. Gía hơi cao nhưng chỉ cầm ổ bánh mì đủ thấy nặng đôi tay mở ra là sẽ choáng cực độ bởi thịt, pate thơm, chả lụa, chà bông, rau đồ chua, bơ béo ngậy, ba chỉ heo v..v. siêu nhiều. Sức ăn phi thường chỉ cần ăn 1 ổ không lổ của Huỳnh Hoa no nê cả buổi, ai ăn yếu yếu thường phải chia đôi bánh mì mới xử lý hết ổ.
Ảnh hameyng
Link địa chỉ TẠI ĐÂY
- Bánh Mì Bì 172
Đã hơn 20 năm trôi qua tiệm Bánh Mì Bì 172 vẫn đông nghẹt người luôn tấp nập khách ra vô liên tục hiếm hoi giây phút nào ngơi khách. Quán chuyên về bánh mì bì và xíu mại, chỉ cần nhìn quầy bày bán cả thau xíu mại, bì nạc và bì, mỡ hành sóng sánh đủ gây mê hoặc hội cuồng bánh mì Việt nam. Gía bình dân chỉ tầm 15k - 20k có ngay giòn rôm rốp, nhân đầy ắp bì lẫn xíu mại rồi nha.
Link địa chỉ TẠI ĐÂY
- Bánh Mì Bảy Hổ
Bánh mì Bảy Hổ trải qua bao thế hệ với bề dày ngót ngét hơn 80 năm. Điểm thích mê khi ăn bánh mì ở đây là phần thịt heo được chủ quán luộc theo công thức gia truyền bí mật ăn ngon khác hẳn các tiệm bánh mì khác. Một ổ bánh mì thập cẩm đủ đầy thịt, pate, dưa chua, chả lụa hoặc bánh mì xíu mại, gà xé đều đồng giá 20k/ ổ. Đã ăn Bảy Hổ rồi còn quay lại dài dài nên tuổi thơ của bao người gắn liền với tiệm bánh mì là vì vậy.
Link địa chỉ TẠI ĐÂY
Foody.vn