Có những món ngon đặc trưng của từng địa phương mà chắc hẳn bạn sẽ phải phát sợ nhưng một khi đã thử thì phát ghiền.
1. Tiết canh
Tiết canh là món ăn tươi sống, thành phần chính là tiết động vật tươi được pha với chút nước mắm hoặc nước muối nhạt hãm cho khỏi đông trước khi trộn với những phần thịt, sụn động vật băm nhỏ để làm đông tiết. Mặc dù các chuyên gia y học khuyến cáo không nên ăn tiết canh bởi nó có chưa rất nhiều vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có hại cho con người, nhưng một số người bị nghiện món này nên vẫn bỏ qua những lời khuyến cáo đó.
Đây là một món ăn khá phổ biến ở vùng quê Việt nam, và được đánh giá là ngon
Bạn có thể tìm thấy món này tại: http://www.foody.vn/ho-chi-minh/chao-ma-heo-138
Hoặc: http://www.foody.vn/ho-chi-minh/ly-tuong-tiet-canh-chao-goi-vit
2. Thịt rắn
Thịt rắn được xếp vào hàng những món ăn cao cấp và bổ dưỡng, thịt rất thơm, ngon, nhưng khi nhìn thấy những con rắn còn nguyên da hay nguyên con như thế này thì bản thân mình cũng không dám đụng tới.
Rắn chặt khúc chiên
Rắn mối xào
Rắn xiên nướng
Súp rắn
Xem chi tiết tại: http://www.foody.vn/ho-chi-minh/ran-ca-mau-quan
Hoặc: http://www.foody.vn/can-tho/lau-ran-mien-tay-tran-van-hoai
2. Đuông dừa
Đuông dừa là 1 loại ấu trùng, cánh cứng, có nhiều nhất ở miền tây nam bộ. Đuông dừa rất dễ bắt, nó thường sinh sống trong cổ hũ (bên trong ngọn) của thân cây dừa, cau,…nói chung là các loại cây thuộc họ Cau, khi muốn bắt được ta phải đốn bỏ các cây đó. Đuông dừa rất béo, là thức ăn bổ, sạch, chứa nhiều protein và vitamin. Tuy vậy, không phải ai cũng dám thử món đặc sản này vì đuông có hình dạng giống con sâu non, thân mềm nhũn, màu trắng sữa, di chuyển bằng cách trườn tới trườn lui, là người ít tiếp có thể "khóc thét" khi lần đầu nhìn thấy.
Đuông dừa có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như : đuông chiên giòn, gỏi đuông tầu hữu dừa, đuông lăn bột,…
3. Chuột đồng
Thịt chuột là món ăn “khoái khẩu” không chỉ của người miền Tây Nam Bộ mà còn nhiều người nếu có dịp thưởng thức một lần. Đến mùa chuột, bà con nông dân thường xuyên tổ chức những buổi đi săn bắt chuột, trước là cải thiện bữa cơm gia đình, sau nhằm giới thiệu món ngon miệt đồng, cũng là cách làm giảm bớt chuột bảo vệ mùa màng.
Bên cạnh các món ngon từ chuột, người nội trợ ở đồng đất miền Tây Nam Bộ còn nghĩ ra món ngon độc đáo đó là chuột xào kiệu, cùng với hành tây, gốc hành lá, nấm rơm và rau cần tàu, người ta có một món ngon nhớ mãi. Gắp một miếng chuột cho vào miệng, nhai, nghe những sớ thịt chuột mềm trong răng và mỡ của nó tươm tràn trên mặt lưỡi. Cái vị ngọt béo, thơm của
thịt chuột chưa kịp tan hết trong miệng, gắp vài ba củ kiệu, chấm tương ớt, sẽ nghe mùi hăng nồng đặc trưng của kiệu hòa trong mùi hăng nồng của hành tây và rễ hành lá.
Bạn có thể tìm thấy món này tại HCM: http://www.foody.vn/ho-chi-minh/quan-nhau-29-chuot-dong-nuong
Tại các tỉnh Miền Tây: http://www.foody.vn/dong-thap/hai-dong-quan-vo-truong-toan
Hoặc: http://www.foody.vn/can-tho/mien-tay-tuu-quan-hai-san
4. Thịt nhông
Nhông cát chỉ có ở các tỉnh miền Trung và là đặc sản từ Quảng Trị đến Bình Thuận. Loài này sống ở những cồn cát dọc bờ. Hầu hết ở các bãi biển Quảng Ngãi ai cũng biết các món ăn được chế biến từ thịt nhông là những món rất ngon, lạ, hấp dẫn và là những món không thể thiếu trên bàn của dân "sành" nhậu.
Thịt nhông thường được chế biến cầu kỳ thành 7 món: nhông nướng, nhông hấp, nhông quay, nhông xào lăn, nhông làm gỏi với lá me non, chả nhông, cháo nhông. Món nào cũng ngon, lạ miệng, đậm đà hương vị xứ cát, gió biển. Thịt nhông thơm, ngọt, xương mềm và có vị gần giống như thịt gà nên còn được gọi là “gà đất”. Khi chế biến, người ta có thể ướp thịt dông với sả và gia vị. Trứng nhông bùi béo nhưng không ngấy, mật nhông hơi đắng để lại hậu vị ngọt.
Được ưa chuộng nhất là món nhông nướng. Khi làm thịt Nhông, người ta cắt bỏ đầu, lột da, bỏ hết ruột, rửa sạch. Ướp gia vi gồm có ớt xay, củ nén, tiêu, muối, bột ngọt... Thịt nhông rất hợp với củ nén, thiếu nó coi như thịt nhông nướng mất đi khá nhiều vị ngon. Sau đó người ta dùng lá lốt kẹp thịt nhông lại và nướng trên lửa than đến khi chín vàng. Khi chín thịt nhông có mùi thơm rất đặc biệt, lột lá lốt bên ngoài, thịt nhông nguyên con vàng thẫm. Thịt nhông nướng hợp với kiểu ăn tới đâu xé tới đó. Ăn nhông nướng chấm với muối ớt, tiêu, chanh cùng vài chai bia thì không thể chê vào đâu được.
Ngon nhất là ram nướng mọi hay nướng muối ớt
Xem chi tiết tại: http://www.foody.vn/binh-thuan/quan-49-pham-van-dong
5. Các loại mắm
Loại mắm đầu tiên mình muốn giới thiệu là mắm cá linh, vào mùa nước nổi miền Tây có rất nhiều cá linh. Người dân bắt những con cá này chế biến thành nhiều món khác nhau như: cá linh kho tộ, lẩu cá linh, cá linh chiên xù... đặc biệt nhất là mắm cá linh rất thơm và hấp dẫn. Một số người thường ăn mắm bằng cách ăn sống hoặc chưng cách thủy để nguyên con.
Những ai đã thử qua món mắm bò hóc, chắc hẳn sẽ không thể quên được mùi hương đặc biệt của loại mắm này. Cá được làm sạch, sau đó ngâm với muối vài tiếng đồng hồ cho cá trương sình lên rồi phơi cá thật khô, ướp gia vị đường, tiêu, tỏi... cho thấm. Dùng vật nặng ép cho rỉ hết nước cá. Rửa cá lại bằng nước muối, xếp vào lọ sành muối theo tỷ lệ một cá - nửa cơm nguội - một muối. Dùng nan tre cài chặt lại và ủ tiếp khoảng từ 4 đến 6 tháng cho đến khi thành mắm. Mắm bò hóc là nguyên liệu chính làm nên các món ăn ngon như: bún num bò chóc, bún nước lèo, bún mắm.
6. Nem sống
Nem sống là món ăn quen thuộc và không thể thiếu của người miền Trung. Những người chưa từng ăn món này sẽ không khỏi chết khiếp khi thấy những miếng thịt còn đỏ hỏn được ăn sống, một số nơi bỏ qua luôn quá trình lên men nhưng với bí quyết riêng, người đầu bếp có thể làm món nem thơm ngon mà người ăn không bị đau bụng.
7. Món rươi
Nếu bạn muốn thưởng thức hương vị đặc biệt của rươi thì phải đợi đến mùa thu về, độ cuối tháng 10. Đây là thời điểm mùa rươi ở miền Bắc, rươi nổi lên đầy mặt sông. Rươi có thể được chế biến thành nhiều món rất thơm ngon như: rươi đúc trứng( chả rươi), nem rươi, rươi kho, rươi xào củ niễng, rươi nấu, mắm rươi rất hấp dẫn chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
Không ít người Việt Nam thề không đụng đến món rươi – một đặc sản đồng bằng Bắc Bộ - vì trông chúng cứ như một đống… giun lúc nhúc.
Bạn có thể tìm thấy món này tại HCM: http://www.foody.vn/ho-chi-minh/bun-dau-mam-tom
Tại Hà Nội: http://www.foody.vn/ha-noi/sua-bien-cha-ruoi-duong-thanh
8. Nậm Pịa
Nặm pịa là một món ăn đặc trưng của người dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Trong món ăn này “pịa” là phân non nằm giữa đoạn dạ dày và ruột già của trâu, bò, dê, được lấy ra rồi nêm gia vị, cho thêm nội tạng các loài vật ăn cỏ bao gồm dạ dày, tiết, lòng, tim gan, phèo phổi thập cẩm phế lù đem ninh nhừ. Nó thường có màu sắc rất đặc trưng của… phân. Để nấu được món Pịa, người ta phải chuẩn bị nguyên liệu từ bò hoặc dê tùy vào sản phẩm sẽ là Pịa bò hay Pịa dê. Món Pịa Sơn La có những nét tương đồng với món Thắng Cố Lào Cao ở độ “hổ lốn” nhưng không giống nhau. Chế biến Pịa bò cần chuẩn bị đủ mọi thứ từ con bò mới ngon nhưng quan trọng nhất phải là tiết bò đông, sụn bò, đuôi bò, thịt bò, bạc nhạc bò, lục phủ ngũ tạng như lòng, dạ dày, gan… Nếu như chỉ có thể thì dù cách nấu có thế nào đi chăng nữa cũng chẳng thể khiến dù là những khách hàng khó tính nhất phải “kinh hoàng”. Điểm mấu chốt tạo nên đặc trưng của món Pịa là cần cả phần phân non của bò khoảng giữa dạ dày và ruột già (Theo tiếng Thái thì phần phân non đó gọi là Pịa. Vì thế món ăn có tên là món Pịa).
Lần đầu tiên ăn món Pịa thực sự rất khó ăn, lại được nghe về nguyên liệu chắc ai cũng thấy ghê nhưng những ai có duyên với Sơn La, ăn món Pịa một vài lần sẽ “nghiện”, sẽ chẳng nào quên được cái dư vị đặc trưng của nó, cũng như cái khí trời cao nguyên châu Mộc quanh năm mây núi.
Đến Sơn La mà chưa ăn món Nậm Pịa thì coi như chưa đến”, người Sơn La thường nói thế. Và nếu như lần đầu nếm thử món nậm pịa thì chắc chắn bạn sẽ rùng mình với món pịa Sơn La trứ danh này.
Mimi
Nguồn: internet