Cùng Foody điểm qua một số món ăn xuất xứ miền Nam đang "hoành hành" trên đất Đà Thành nhé!
1. Bột chiên Sài Gòn:
Món ăn vặt đã “hoành hành” trong Sài Gòn một thời gian lâu cũng “đốn tim” không biết bao nhiêu bạn trẻ Đà Thành. Bột được chiên giòn cùng trứng, ăn vào cảm giác vừa giòn vừa dẻo, lại ăn kèm đu đủ chua và nước tương cực hợp lí!
Xem địa chỉ chi tiết tại đây: http://www.foody.vn/bo-suu-tap/hanqba90011/bot-chien-sai-gon
2. Bánh tráng nướng Đà Lạt:
Đã mem nào đặt chân lên thành phố sương mù và thưởng thức món bánh tráng nóng hổi này chưa? Nếu chưa thì cũng chẳng cần phải đi đâu xa, loanh quanh Đà Nẵng cũng đã có vài địa điểm để bạn lựa chọn và thưởng thức rồi nhá!
Vì sao lại là bánh tráng nướng Đà Lạt mà không phải là những món bánh tráng nướng tụi mình thường ăn? Bởi vì bánh tráng nướng Đà Lạt mỏng hơn, nhân được rải đều, có nhiều loại nhân như nhân bò khô, xúc xích, phô mai…khi ăn, bạn cảm nhận được cái sự giòn tan của bánh. Ngoài ra, cái đặc biệt của món ăn này phải kể đến nước chấm. Nước sốt me chua ngọt, độ sánh đặc vừa phải sẽ giúp bạn ăn hoài ăn hoài mà không hề ngán món bánh này!
Xem địa chỉ chi tiết tại đây: http://www.foody.vn/bo-suu-tap/hanqba90011/banh-trang-nuong-da-lat
3. Bánh tráng trộn Sài Gòn:
Món ăn vặt này chưa bao giờ hết hot bên ngoài các cổng trường hoặc quán ăn vặt quen thuộc của giới trẻ Đà Thành.
Bánh tráng trộn mềm, thơm mùi tương bò khô, vị đậm đà xen lẫn chút chua của xoài bào, một chút bùi béo của trứng cút và hạt đậu phộng…tạo nên món ngon có màu sắc đẹp mắt và hương vị khó cưỡng.
Xem địa chỉ chi tiết tại đây: http://www.foody.vn/bo-suu-tap/hanqba90011/banh-trang-tron-sai-gon
4. Trà sữa túi:
Trà sữa túi là phương thức uống trà sữa cực lạ đã được du nhập từ Sài Gòn vào Đà Nẵng cách đây chưa lâu và được khá nhiều bạn trẻ ủng hộ.
Có 2 lí do cho sự thành công của trà sữa túi: một là trà sữa túi tiện lợi, sạch sẽ, giữ nhiệt tốt; hai là hình thức mới lạ, kiểu dáng bắt mắt và tráng trí phù hợp thị hiếu giới trẻ.
Xem địa chỉ chi tiết tại đây: http://www.foody.vn/bo-suu-tap/hanqba90011/tra-sua-tui
5. Hủ tiếu:
Hủ tiếu vốn là món ăn của người Tàu ở Nam Vang, Campuchia phiêu bạt mang theo vào vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nó đã dần dần trở thành khẩu vị chính của người dân Nam Bộ.
Theo dòng chảy của sự di cư và sự phát triển của ẩm thực miền Nam, món hủ tiếu đã thâm nhập vào các miền, tỉnh thành khác. Món ăn này không kén người ăn mà lại càng thu hút hơn bao giờ hết. Bởi nước dùng được nấu từ ống xương hèo nên rất ngọt, sợi hủ tiếu dai mềm, thịt xíu, chả, tôm…kết hợp đã tạo thành tô hủ tiếu ngon mắt, chất lượng, có hương thơm quyến rũ hơn bao giờ hết.
Xem địa chỉ chi tiết tại đây: http://www.foody.vn/bo-suu-tap/hanqba90011/hu-tieu
6. Bún thịt nướng:
Bún thịt nướng vốn là món ăn đặc trưng của Nam Bộ và đã được du nhập vào Đà Nẵng từ lâu. Món ăn này trở thành món ăn quen thuộc và bình dân ở đây.
Tô bún thịt nướng được sắp xếp bắt mắt, đầy đủ vị, gồm thịt nướng vàng ươm và thơm phức, rau sống xanh ngon, đu đủ chua ngọt thêm trọn vị. Để có tô bún ngon thì không thể thiếu nước tương đặc biệt được làm từ gan heo, sánh đậm.
Xem địa chỉ chi tiết tại đây: http://www.foody.vn/bo-suu-tap/hanqba90011/bun-thit-nuong
7. Lẩu mắm:
Xuất xứ từ miền Tây thân thương, lẩu mắm miền Tây Nam Bộ món ngon đặc sản dân dã ngon mà trọn vị, ai đã dùng qua một lần thì rất dễ ghiền, cái hương vị thanh mặn đậm đà của mắm và ngọt bùi của rau quả, làm cho bạn không kém phần xuýt xoa khi ăn.
Lẩu mắm thường được nấu cùng mắm cá linh và cá sặc, rất đặc trưng. Ngoài ra, rau ăn kèm lẩu có 14 loại rau: rau muống chẻ, điên điển, cù nèo, súng, nhút, rau đắng, rau má, đọt bí, thiên lí, cải cay, đậu rồng, so đũa, mồng tơi, tần ô. Đây quả là 1 nồi lẩu thú vị, nước lẩu ngọt và thơm được chiết từ cá và nước dừa, đúng chất hương vị miền Tây!
Xem địa chỉ chi tiết tại đây: http://www.foody.vn/da-nang/over-night-lau-mam-mien-tay
8. Cơm tấm Sài Gòn:
Cơm tấm chắc không còn xa lạ với dân văn phòng cũng như các bạn học sinh, sinh viên nữa nhỉ? Cũng là món cơm quen thuộc nhưng cơm tấm Sài Gòn mang lại hương vị đặc trưng mà không phải món cơm nào cũng có được. Hạt cơm có đặc trưng là hơi khô, tơi, thơm nhẹ. Món này thường ăn kèm với sườn nướng, chả bì, trứng ốp la, thêm một chút mỡ hành lên trên và không thể nào thiếu một chén nước mắm chua ngọt được.
Xem địa chỉ chi tiết tại đây: http://www.foody.vn/bo-suu-tap/hanqba90011/com-tam-ngon
9. Phá lấu:
Tên gọi phá lấu quen thuộc trong các món ẩm thực ở miền Tây Nam bộ, đặc biệt là đối với đồng bào người Hoa. Phá lấu mang một nghĩa dân dã trong đời sống. Con heo cúng ăn không hết, để giữ được lâu ngày thì phải đem tẩm ướp sau bỏ vào nồi nấu, ăn dần.
Phá lấu khô
Nồi nước phá lấu gồm các gia vị như ngũ vị hương, quế chi, bát giác, đại hồi, tiểu hồi cùng một số vị thuốc bắc. Còn phần thịt của heo bất cứ bộ phận nào cũng đều nấu phá lấu được, từ lưỡi, tai heo, ruột heo cho đến bao tử… Bởi vậy nên khi ăn món này, bạn sẽ đặc biệt cảm thấy mùi thơm nhẹ, không tanh và rất dễ ăn. Món này có thể ăn với cơm trắng, bún hoặc chấm bánh mì đều ngon.
Phá lấu nước
Xem địa chỉ chi tiết tại đây: http://www.foody.vn/bo-suu-tap/hanqba90011/pha-lau
Quảng Hà - Tổng hợp và biên tập